EVN cho biết,áđiệntăngEVNvẫnkhókhăntrongcânbằngtàichílịch âm dương lịch vạn niên đến cuối tháng 10, vẫn còn một số yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến giá thành sản xuất điện năm nay. Theo EVN, giá thành sản xuất điện năm 2023 ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh, cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khoảng 178 đồng/kWh.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước về các hồ thủy điện rất thấp, nên vào cuối mùa khô, hầu hết các hồ thủy điện lớn suy giảm về mực nước chết. Ngoài ra, một số tổ máy nhiệt điện lớn bị sự cố kéo dài, không đảm bảo huy động theo nhu cầu hệ thống khiến EVN phải huy động cả máy phát dầu để cung cấp điện cho đời sống và sản xuất.
Theo ước tính của EVN, sản lượng phát thực tế so với kế hoạch 2023 được Bộ Công thương duyệt với thủy điện giảm khoảng 13,9 tỉ kWh, nhiệt điện than tăng khoảng 9,3 tỉ kWh, nhiệt điện dầu tăng khoảng 1,2 tỉ kWh và năng lượng tái tạo tăng 1,3 tỉ kWh. Nếu so sánh với thực tế năm 2022, sản lượng thủy điện giảm 22,5 tỉ kWh, nhiệt điện than tăng 28,2 tỉ kWh, nhiệt điện dầu tăng 1,2 tỉ kWh và năng lượng tái tạo tăng 2,8 tỉ kWh.
Trong khi đó, giá nguyên liệu phát điện có biến động cao. Cụ thể, giá than nhập khẩu tăng 2,97 lần so với năm 2020, tăng 1,3 lần so với năm 2021. Giá dầu tăng 1,86 lần so với năm 2020 và tăng 1,13 lần so với năm 2021.
Cũng theo EVN, giá than nhập khẩu tính toán trong phương thức vận hành tháng 10 năm nay có giảm so với tháng 3 (giá dầu tăng) nhưng việc phải tăng cường huy động nguồn nhiệt điện giá mua cao để bù đắp thiếu hụt của thủy điện dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh điện quý 3 tiếp tục tăng cao.
Ngoài ra, nhiều nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp được đưa vào vận hành từ tháng 6 (tổng số 21 nhà máy với tổng công suất 1.201,42MW) nên sản lượng điện của các nhà máy điện năng lượng tái tạo trong phương án giá bán lẻ điện bình quân quý 3 tăng so với phương án giá điện cơ sở (phương án điều chỉnh giá điện ngày 4.5) .
Hiện nay, trong cơ cấu giá thành sản xuất điện, giá thành khâu phát điện chiếm tỷ trọng tới 82,8% nên những biến động của giá thành phát điện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản xuất điện.
9 tháng EVN tiết kiệm 4.300 tỉ đồng
EVN cũng cho biết, 9 tháng đầu năm nay tập đoàn này đã tiết kiệm hơn 4.300 tỉ đồng do tiết kiệm tối thiểu 10% các chi phí thường xuyên theo kế hoạch định mức; cắt giảm 20 - 30% chi phí sửa chữa lớn, là tài sản cố định của tất cả các đơn vị thành viên... Theo đó, giá thành khâu truyền tải, phân phối bán lẻ và phụ trợ giảm dần qua các năm.
Tuy nhiên, theo EVN, do cơ cấu chi phí phát điện chiếm tỷ trọng lớn (82,8%), cơ cấu sản lượng thay đổi theo hướng bất lợi (các nguồn mua có giá rẻ giảm, nguồn mua có giá đắt tăng). Giá các loại nhiên liệu năm nay cao so với các năm 2020 - 2021, dẫn tới chi phí sản xuất và mua điện vẫn cao.
Giá bán lẻ điện đã được điều chỉnh tăng 3% từ ngày 4.5, doanh thu của EVN năm 2023 tăng thêm khoảng 8.000 tỉ đồng nhưng cũng chỉ giải quyết được một phần khó khăn về tài chính và EVN vẫn phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn để cân bằng tài chính trong thời gian tới.